Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ Căn cước công dân của khách?
Khách sạn, nhà nghỉ có được giữ Căn cước công dân của khách?
Theo quy định hiện hành (Điều 44 Nghị định 96/2016) thì khi khách đến nghỉ ngơi, nhà nghỉ, khách sạn (gọi tắt là cơ sở lưu trú) có trách nhiệm như sau: Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Hiện nay, nhiều cơ sở lưu trú thường đề nghị giữ lại CCCD của khách thuê trước khi làm thủ tục giao phòng. Vậy điều này có đúng quy định của pháp luật hay không?
Theo Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách nghĩa là yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tùy thân (ví dụ CCCD). Từ đó, cơ sở lưu trú ghi đầy đủ thông tin của khách vào sổ lưu trú của nhà nghỉ để khi cần có thể đối chiếu, kiểm tra. Cơ sở lưu trú không được giữ CCCD của khách.
Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đều không có quy định liên quan đến CCCD.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ban hành hay phê duyệt quy chế quản lý hay nội quy cụ thể của từng khách sạn, không can thiệp vào thỏa thuận dân sự giữa khách và cơ sở lưu trú du lịch. Mọi hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch, khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Về việc tạm giữ CCCD, theo quy định tại Điều 28 Luật CCCD 2014, thẻ CCCD bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ CCCD, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ CCCD cho phép sử dụng thẻ CCCD của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ CCCD khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Về thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền thu hồi thẻ CCCD trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp bị tạm giữ thẻ nêu trên.
Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
03 bình luận
Nguyễn hữu Nam
Làm sao để tôi biết sử dụng khóa chính xác?
admin
Cảm ơn bạn đã phản hồi, hãy làm theo hướng dẫn sử dụng đi kèm.
Đõ chí Dương
Cảm ơn shop, giừo thì tôi đã biết cách sử dụng khóa đúng cách.